HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG ĐIỆN KOMATSU NỘI ĐỊA TỪ NHẬT

Tác giả: XE NÂNG KOMATSU NHẬT Ngày đăng: 09/09/2021

Một số  thắc mắc về sự khác nhau giữa xe nâng điện Komatsu từ Nhật về có sự khác nhau với xe điện nhập khẩu là về dòng điện liên quan đến điện áp của Nhật bản và Việt Nam khác nhau: Việt Nam hiện nay sử dụng ở mức điện áp 220V. Còn các thiết bị điện xuất xứ từ Mỹ hoặc Nhật lại sử dụng điện áp 100V-110V, và xe nâng điện nhập nội địa nhật cũng không là ngoại lệ:

I/ Vậy đâu là sự khác nhau giữa điện áp 110V và 220V

Điều đầu tiên cần phải nói ở đây là cả 2 điện áp đều có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Dù vậy điện áp càng cao sẽ có mức độ nguy hiểm càng lớn. Như ta đã biết một trong những tác dụng của dòng điện chính là tác dụng sinh lý. Theo nghiên cứu, điện áp 24V và dòng điện 10mA trở lên có thể gây ra chết người. Chính vì thế, hết sức cẩn trọng khi sử dụng điện dù đó là điện áp gì.

Trên mặt lý thuyết, khái niệm điện áp hay hiệu điện thế là chênh lệch điện thế giữa 2 điểm. Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển 1 hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm khác. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị của điện áp là Volt (viết tắt là V). Điện áp càng lớn thì lực đẩy các hạt điện tích càng mạnh. Có thể hiểu một cách nôm na rằng nếu so sánh dòng điện như 1 dòng nước thì hiệu điện thế là lực chảy của dòng nước. Nếu chênh lệch mức nước giữa 2 điểm càng cao thì nước chảy càng mạnh.

Về mặt các thiết bị sử dụng, nhà sản xuất chế tạo các thiết phù hợp với từng chuẩn điện áp được sử dụng tại những nơi khác nhau. Chủ yếu là 100-120V và 220-240V. Một số phương tiện công suất nhỏ thường được sản xuất ở cả 2 mức điện áp 110 và 220V. Những thiết bị có công suất lớn như xe nâng điện, máy giặt, tủ lạnh,… thường yêu cầu sử dụng mức điện áp 220V.

Về khía cạnh dây dẫn. Một cách cơ bản, dòng điện xoay chiều (AC) được chia thành loại mạch điện 1 pha và 3 pha. Mạch điện 1 pha xoay chiều có hai dây nối với nguồn điện. Tuy nhiên, không giống với mạch điện 1 chiều (DC) có hướng của dòng điện không thay đổi, hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC thay đổi nhiều lần mỗi giây tùy theo tần số (ở đây chúng ta đang nói đến 50Hz) của nguồn điện trong mạch. Điện 220V cung cấp cho mỗi hộ gia đình sử dụng là điện xoay chiều 1 pha và có 2 dây: dây pha và dây trung tính (dây nóng và dây nguội).

Tuy nhiên, đường dây phân phối điện mà các bạn thường thấy bên ngoài có thể có 4 dây. 3 dây dẫn điện (dây pha) và cùng chung một dây trung tính (dây nguội). Hệ thống ba pha có 3 dạng sóng là 2/3 pi radian (120 độ, 1/3 chu kỳ) lệch nhau về mặt thời gian.

Về mặt hiệu quả kinh tế, điện áp 110-120V được cho là an toàn hơn tuy nhiên có mạng lưới phân phối đắt tiền hơn do để đảm bảo công suất, đòi hỏi tiết diện dây dẫn phải lớn hơn nên chi phí nguyên liệu chế tạo dây sẽ lớn hơn. Bên cạnh đó để tránh tổn hao do điện trở thuần gây ra nên dây dẫn cần sử dụng loại nguyên liệu tinh khiết hơn nên tốn kém hơn (dùng đồng ít bị pha). Ngược lại, điện 240V dễ truyền tải hơn, hiệu suất cao hơn và có mức hao hụt thấp hơn tuy nhiên kém an toàn hơn.

Thời gian đầu, hầu hết các nước đều sử dụng điện áp 110V. Sau đó do nhu cầu sử dụng tăng cao nên cần thiết phải thay dây dẫn để chịu được dòng cao hơn. Khi đó, một số nước chuyển sang sử dụng điện áp tăng gấp đôi, tức 220V. Hệ thống điện nào càng nhỏ, càng non trẻ thì chi chuyển đổi sẽ không cao và ngược lại.

Xét trên khía cạnh kinh tế vĩ mô, điện áp còn là công cụ để điều tiết mậu dịch quốc gia, tránh hàng hóa giá rẻ từ nước này tràn qua nước khác.

Việc lựa chọn sử dụng loại điện áp nào trên phạm vi toàn quốc gia không chỉ dựa trên các yếu tố thuần kỹ thuật mà còn xét đến một số yếu tố khác như quy mô lưới điện, các bối cảnh lịch sử, chính trị,…

II/ Cảnh báo:

1/ Điện 220V cắm vào 110V có sao không ?

220V là điện áp theo tiêu chuẩn của Việt Nam. 110V là điện áp theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Một số người không để ý, có thể sẽ cắm nhầm đồ điện 110V vào ổ điện 220V.

Trong một số trường hợp, trên xe nâng điện Komatsu dùng dòng điện và bộ sạc điện 110V … Khi điện áp cấp cao hơn điện áp sử dụng, sẽ xảy ra hiện tượng quá tải. Rơle trong máy sẽ ngắt.

Điều này đảm bảo rằng thiết bị điện không bị hỏng hóc. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục sử dụng thì khả năng cao sẽ xảy ra chập cháy, tỉ lệ hỏng thiết bị là rất cao!

2/ Điện 110V cắm vào 220V có sửa được không ?

Với những thiết bị cơ bản, thường chỉ cần thay thế bộ nguồn là có thể dùng bình thường. Nhưng nhiều thiết bị nhập khẩu đắt tiền hoặc linh kiện rất hiếm để thay thế.

Vì vậy, nên đảm bảo không bị cắm nhầm. Cần đánh dấu kỹ để phân biệt, và sử dụng bộ đổi nguồn với công suất phù hợp.

Máy 110V cắm điện 220V không phải là ít xảy ra, mà đa phần là cắm nhầm điện 110V vào 220V. Thường là xe nâng điện dòng nội địa dùng dòng 110V cắm nhầm điện 220v, hoặc máy CNC, tủ lạnh, máy giặt,…

Chi phí sửa chửa hàng nội địa cắm nhầm điện khá cao, thường là mua đồ cũ của những xe khác dỡ đồ ra để lắp nên nhiều người tìm cách chuyển xe nâng điện (xe nội địa) của nhật từ 110V sang 220V.

III/ Biện pháp khắc phục:

1/ Sử dụng bộ chuyển điện 220V sang 110V:

Để không còn băng khoăn về việc hỏng hóc thì sự lựa chọn bộ đổi nguồn là biện pháp hữu hiệu nhất đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Còn được gọi là biến áp tự ngẫu 1 pha hoặc bộ chuyển điện 220V sang 110V.

Ở Việt Nam hiện này, 2 thương hiệu bộ đổi nguồn lớn nhất là Lioa và Standa. Mỗi hãng có những thế mạnh riêng, áp đảo các thương hiệu  khác về thị phần và doanh số.

Bộ đổi nguồn  Lioa có điện áp 100V-120V, dây nhôm, vỏ nhựa, nhiều công suất. Trong khi đó bộ đổi nguồn Standa có điện áp ra 100V – 110V, dây đồng, vỏ kim loại, chỉ có mức công suất lớn.

Thường dùng cho xe nâng là dùng lioa thì mức độ phổ biến hơn.

Bạn đang xem: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE NÂNG ĐIỆN KOMATSU NỘI ĐỊA TỪ NHẬT
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: